Đã kiểm soát được kháng sinh cấm trong thủy sản

Theo Cơ quan Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam bộ, các loại thủy sản nuôi như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, cá rô phi ở các tỉnh Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không bị phát hiện các loại kháng sinh cấm khi kiểm tra.

thu hoạch tôm sú
Người dân đang thu hoạch tôm. Ảnh: TL.

Lý do để cơ quan phụ trách phía Nam thuộc Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) có đợt kiểm tra tổng thể chất kháng sinh tại các tỉnh là do hiện nay, số nước nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc tăng cường kiểm ra các chất kháng sinh cấm như ethoxyquin, trifluralin… từ tôm Việt Nam hay số lượng, tần suất các đoàn thanh tra thủy sản như Mỹ, Nga, Úc, Brazil đến Việt Nam ngày càng nhiều hơn so với những năm trước.

Do đó, Nafiqad đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc tăng cường kiểm tra. Kết quả, trong 14 tỉnh thành đã được cơ quan quản lý chất lượng nông lân sản và thủy sản Nam bộ đến lấy mẫu kiểm tra đều không phát hiện chất kháng sinh cấm như enrofloxacin, thuốc diệt nấm, ký sinh trùng có chứa chất trifluralin, prasiquantel

Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội nuôi tôm Mỹ Thanh, Sóc Trăng, cho biết cơ quan quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam bộ không phát hiện ra những chất cấm trong nuôi trồng thủy sản là do người nuôi tôm đã ý thức được vấn đề sử dụng các loại kháng sinh cấm trong nuôi tôm hay cá tra.

Bên cạnh đó, người nuôi cũng đã có kinh nghiệm trong việc sử dụng các loại chất kháng sinh khác thay thế chất cấm. Tuy nhiên, ông Nhiệm cho rằng, đối với các thành viên trong hiệp hội vấn đề đang đối diện hiện nay không phải là các chất kháng sinh cấm mà là thiếu vốn để tiếp tục nuôi tôm.

“Mấy năm nay, người nuôi tôm ở Sóc Trăng đã cấm giấy tờ nhà để vay tiền ngân hàng nuôi tôm nhưng do tôm chết nhiều, người nuôi bị thua lỗ khiến khoản vay trước đó chưa trả cho ngân hàng nên hiện tại nhiều hộ dân không còn vốn để tiếp tục”, ông Nhiệm nói.

Nafiqad cho biết, hiện các tỉnh Binh Thuận,Tiền Giang, Trà Vinh, Kiên Giang do môi trường không ổn định nên tôm sú, tôm thẻ chân trắng bị bệnh đốm trắng, đỏ thân, hoại tử gan. Đây cũng là những bệnh gây chết tôm hàng loạt tại các tỉnh phía Nam trong hơn hai năm qua. Còn bệnh trên cá tra, theo ghi nhận của Nafiqad, chỉ mới xuất hiện ở Vĩnh Long.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) hiện bệnh đốm trắng và hoại tử gan đã gậy thiệt hại lớn cho người nuôi tôm, khi số tỉnh thành xuất hiện hai bệnh này ngày một nhiều.

Cụ thể, năm 2011 chỉ có 13 tỉnh thành xuất hiện bệnh đốm trắng, 9 tỉnh có tôm bị chết về hội chứng gan tụy, nhưng qua năm 2012 đã có 19  tỉnh thành có tôm bị bệnh đốm trắng và gan tụy với tổng diện tích có tôm bị chết là gần 6.150 héc ta, tăng gần 20.000 héc ta so với năm trước. Trước đây, hai bệnh này chỉ xuất hiện ở ĐBSCL nay đã lan ra cả nước. Vào năm 2012, tỉnh bị thiệt hại lớn nhất là Trà Vinh khi có gần 36,5% diện tích nuôi.

TBKTSG
Đăng ngày 28/03/2013
Ngọc Hùng
Nuôi trồng

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:05 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 22:19 29/04/2024

Săn lùng loài ốc “ hoàng hậu” với giá đắt đỏ

Những năm gần đây, ốc hoàng hậu khá nổi tiếng bởi thịt thơm ngon, được giới nhà giàu săn lùng mua dù có giá đắt đỏ lên tới hàng triệu đồng. Tuy vậy chúng cũng khá khan hiếm, muốn thưởng thức loại ốc nữ hoàng này, khách thường phải đặt trước.

Ốc hoàng hậu
• 22:19 29/04/2024

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 22:19 29/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 22:19 29/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 22:19 29/04/2024